Hàng mới về
Hàng bán chạy
Kén khí ở phổi phải bé 1 ngày tuổi
Sau sinh 1 ngày, con của sản phụ Bùi Thị Thu đột nhiên suy hô hấp (thở nhanh, co lõm lồng ngực) và được chuyển từ bệnh viện Từ Dũ sang bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại bệnh viện Nhi đồng 2, bé nhanh chóng được giúp thở, chống nhiễm trùng, làm các xét nghiệm cần thiết và CTScan ngực. Kết quả trên CTScan cho thấy bé có 1 kén dạng khí rất to (kích thước 8x6x7cm) ở thùy trên phổi phải, đẩy lệch, làm xẹp gần như hoàn toàn các thùy phổi khác và có hiện tượng nhiễm trùng bên trong. Mẹ bé có theo dõi thai kỳ thường xuyên và đã phát hiện dị dạng này của bé từ lúc thai 4 tháng tuổi.
Bé đã được phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi chứa kén khí này. Hiện sức khỏe của bé đã tạm ổn định, thở dễ và bé đã cai được máy thở 2 ngày nay. Kết quả giải phẫu bệnh lý khối kén cho biết đây là 1 bệnh bất thường dạng nang tuyến bẩm sinh ở bé (gọi tắt là CCAM). ThS. BS. Vũ Trường Nhân (phẫu thuật viên chính ca mổ) cho biết, bệnh CCAM là một bất thường phát triển bẩm sinh của phổi (xảy ra từ giai đoạn trong bào thai và khá hiếm gặp ở bé, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1949). Một phần của phổi thai nhi phát triển bất thường thành nhiều nang nhỏ như một chùm nho. Phần bất thường này không có chức năng hô hấp (như phổi bình thường) nên dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp sau sinh. Tỉ lệ xảy ra bất thường này là 1/35.000 đến 1/25.000 thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bất thường này chưa được biết rõ và chưa thấy liên quan đến bệnh lý gene nên khả năng các thai kỳ sau em của bé bị mắc bệnh là rất thấp.
Bệnh chiếm khoảng 25% các tổn thương bẩm sinh gặp ở phổi và có thể phát hiện nhờ siêu âm tiền sản. Đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh (hoặc âm thầm không triệu chứng) nên vấn đề siêu âm tiền sản phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng (đối với thể có triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh thì tỷ lệ tử vong là khá lớn, đến 25-30%). Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi (hay một phần thùy phổi chứa khối bất thường) là phương pháp điều trị triệt để hiện nay để tránh hiện tượng viêm phổi tái đi tái lại và chuyển thành u ác tính về sau cho bé.
Bác sĩ cũng cho biết thêm, đây là bệnh có thể điều trị được và kết quả sau điều trị là rất tốt; do đó, thai phụ có con bị CCAM không nên quá lo lắng mà nên theo dõi và quản lý thai kỳ chặt chẽ tại bệnh viện. Ngoài ra, các sản phụ này nên sinh bé tại những bệnh viện phụ sản có khả năng hỗ trợ hô hấp cho bé sơ sinh (hoặc liên hệ trước với các bệnh viện nhi) để đề phòng trường hợp suy hô hấp sớm ở bé.
Theo BS Trương Anh Mậu (Khoa ngoại, Bệnh viện Nhi đồng 2)
Dân Trí
Theo MeVaBe
Tin khác:
- Xử trí khi bé bị khò khè
- Giảm bớt ảnh hưởng loét miệng ở trẻ
- Bé chậm nói do điếc
- Bệnh thủy đậu vào mùa
- Bệnh quai bị ở bé
- Bé mút tay suốt ngày
- Bé trai viêm não vì ăn ốc nướng chưa chín
- Lưu ý cho bé bú bình
- Phát hiện bé thiếu canxi
- Bé trai 3 tuổi đã dậy thì
Tin cũ hơn:
- Các sai lầm khiến bé suy dinh dưỡng - (06/02/2013)
- Nhiều bệnh nhi ngộ độc chì trong thuốc cam - (09/02/2013)
- Lưu ý cho bé ăn phômai - (09/02/2013)
- Vệ sinh bao quy đầu cho bé trai - (09/02/2013)
- Bé 4 tuổi nhập viện vì cắn phích điện - (09/02/2013)
- Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân - (09/02/2013)
- Vệ sinh rốn trước và sau khi rụng - (09/02/2013)
- Lý do bé ăn uống tốt mà vẫn yếu, còi - (09/02/2013)